A- PHẦN CHUNG CHO 3 HÌNH THỨC & HÌNH THỨC NKC
I. Khai báo số dư:
1 Số dư TK : Vào sheet CDPS
2.Số dư công nợ : vào sheet THNo
3.Chi phí sxdd : vào sheet tonghopZ
II. Số phát sinh:
Nguyên tắc là sử dụng TK cấp nhổ nhất trong bảng CDPS để định khoản, ví dụ : bạn chọn 5111, 5112,,, chứ không phải 511
TK 3331: chọn 33312, 33311 chứ không phải 3331
Vào sheet PHATSINH
1. Cách đặt số ctu:
- Thu: nếu 1 Nợ / 2 Có: ghi thành 2 dòng, có số ctừ, PT ( hoặc T...), ngày giống nhau
- Chi: nếu 1 Có:/ 2 Nợ : ghi thành 2 dòng, có số ctừ, PC( hoặc C...), ngày giống nhau
- Hóa đơn đầu vào, đầu ra chưa thành toán: Ghi số hóa đơn
- Đối với phiếu xuất hàng bán, ghi hóa đơn, doanh thu, thuế GTGT 2 dòng, còn giá vốn xuất PX...
2.In phiếu thu, phiếu chi : vào sheet inthu, inchi để chọn in
3. Cách đặt mã công nợ
- muốn thêm khách hàng, nhà cung cấp, nviên tạm ứng vào sheet THno, đặt mã.
- Khi nhập ở sheet PHATSINH liên quan công nợ thì chọn cột MãCnơ để chọn mã KH, NCC liên quan
4. Mã chi phí : tương tư
5. Mã lưu chuyển tiền tệ: Các mã LCTT theo PP trực tiếp có sẵng trong mẫu của BTC, trong file cũng đã có sẵn mã, khi nào có thu, chi liên quan vốn bằng tiền thì chọn mã phù hợp.
Mã LCTT tham thảo ở phần cuối của mã chi phí Z, hoặc phần hướng dẫn họcnhanh.
6. Xem công nợ
Tổng hợp:
Vào sheet TH nợ, chọn tài khoản
Chi tiết Nợ:
Vào sheet chi tiết Nợ, chọn mã KH, ở ô màu xanh
7 Kiềm tra công việc:
- Số phát sinh TH : Thỉnh thoàng các bạn xem CDPS xem có sai lệch số phát sinh không. Nếu Có, bạn xem lại phần Phát sinh định khoản sai tài khoản.
- Chi tiết Nợ : nếu có sai lệch là do định khoản mà không chọn mã công nợ
8. Mã chi phí bị loại : khi nào có định khoản liên quan đến khoản chi phí bị loại : không có hóa đơn chứng từ, chi nộp phạt vi phạm hành chính, truy thu,....kế toán chọn mã.
9. Mã chi phí sản xuất theo yếu tố:
Chi phí sản xuất kinh doanh nằm rải rác ở nhiều TK : tk 154 , 142, 242, 642, 641,... trong khi trong Bảng Thuyết minh BCTC lại yêu cầu cộng tổng chi phí theo yếu tố của kỳ kế toán, vì vậy khi có hạch toán chi phí liên quan yếu tố nào thì chọn mã yếu tố để chương trình cộng số liệu vào Bảng TM BCTC.
B - NHẬT KÝ SỔ CÁI :
- Không chọn in sheet SỔ CÁI và sheet NKC, người dùng có thể xóa bỏ hoặc để tham khảo
- Ẩn các cột không cần thiết, trong file, dòng cuối ờ sheet phat sinh có đánh dấu "x" là các cột để lại và in NKSC
C - CTGS :
- Sau khi hoàn thành xong các phần hướng dẫn chung, chúng ta đã có các BCTC, việc lập CTGS, Sổ Đăng ký CTGS và Sổ cái chỉ lả việc hợp thức hóa số liệu , sổ sách. Các bạn thấy như vậy là chưa đúng với trình tự hạch toán theo hình thức này, nhưng là 1 giải pháp xử lý số liệu, sổ sách.
Người làm kế toán có thể có nhiều cách để thực hiện việc này, tuy nhiên cách làm trong file chỉ lá trong nhiều cách.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN DANIEL, qua thực nghiệp và kiềm tra nhận thấy sự kết hợp hình thức kế toán CTGS với việc quản lý số liệu ghi Có TK/ Nợ các TK liên quan (có vẻ theo trường phái NKCT) là 1 cách tốt nhắm tránh nhầm lần, lặp lại nghiệp vụ kinh tế nên đã chọn cách này cho thiết lập công thức cho các sổ lien quan CTGS.
Cách thao tác như sau :
- In Bảng CDPS
- Vào sheet CTGS, lần lượt chọn in từng tài khoản có phát sinh Có trong Bảng CDPS, mỗi khi in CTGS. Thì các bạn nên in luôn Bảng Kê chứng tư cùng loại.
- Sau đó lấy số liệu ở CTGS nhập vào sheet PSCTGS, có thề dung chức năng sort data và copy số liệu sau mỗi lần chọn in CTGS để chuyển số liệu vào PSCTGS cho chính xác.
- Sau khi nhập hết số liệu ở CTGS vào PSCTGS, công việc nhập số liệu kết thúc. Kế toán chọn xem in kiềm tra:
+ Số liệu ở Bảng Đăng Ký CTGS = Tồng số cộng ở CDPS = Tồng số phát sinh ( sheet PHATSINH) = Tồng số phát sinh ( sheet PSCTGS)
+ Số liệu trên SỔ CÁI từng TK = SỐ PS NỢ, PS CÓ trên bảng CDPS.
Download: Mẫu biểu báo cáo theo QĐ48 tại đây